Thay đổi hành vi tiêu dùng tại Việt Nam thời Covid

Cimigo
Th7 15, 2021

Thay đổi hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam thời Covid đang là rất lớn, cùng với đó là một loạt các biện pháp giãn cách xã hội cũng tác động đến các thành phố trên khắp Việt Nam vào cuối tháng 5 và tháng 6 năm 2021. Bài viết này sẽ khám phá về những thay đổi chính ảnh hưởng đến động lực của người tiêu dùng Việt Nam.

Richard Burrage

8 phút đọc


Tóm tắt những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời điểm Covid

Áp lực về tài chính trong hộ gia đình đã làm giảm đi mức độ chi tiêu tùy ý của người tiêu dùng Việt Nam. Một trong những thay đổi nổi bật nhất trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam là họ tìm kiếm những đề xuất giá cả hợp lý hơn để tiết kiệm ngân sách cho gia đình.

Người tiêu dùng Việt Nam đang kìm hãm lại việc mua hàng được lên kế hoạch trước đó và trì hoãn chúng cho đến khi niềm tin vào sự ổn định thu nhập của họ quay trở lại. Một số thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam là bị ép buộc khi họ phải thông qua các biện pháp giãn cách xã hội. Họ không được chi tiêu cho các hoạt động giải trí bên ngoài, ăn uống bên ngoài cũng như không tận hưởng các dịch vụ spa và làm đẹp.

Những người được lợi từ những thay đổi về hành vi này tiếp tục là các nền tảng mua sắm trực tuyến, ngoài ra thúc đẩy hơn nữa các dịch vụ giao hàng và đặt xe. Mong muốn không cần tiếp xúc và sự tiện lợi của thanh toán di động ở Việt Nam đang làm giảm đi việc sử dụng tiền mặt khi giao hàng, đây là một sự thúc đẩy mà thanh toán điện tử thực sự cần.

Những thay đổi tích cực tạm thời trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam, thường có liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng nhanh về vệ sinh và ngăn ngừa lây truyền. Ngay khi Covid kết thúc, các danh mục này sẽ đảo ngược trở lại quỹ đạo tăng trưởng điển hình của chúng được thấy lần cuối vào năm 2019.


1. Hiệu suất kinh tế từ đầu năm cho đến nay thuộc Quý 2 năm 2021

Một số hộ gia đình đã bị ảnh hưởng nặng nề do bị mất việc làm và thu nhập thấp hơn đối với hầu hết các hộ khác. Trong khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong nửa đầu năm 2021, thu nhập của các hộ gia đình đang bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với năm 2020.

2. Áp lực tài chính gia đình gây cản trở đến chi tiêu tùy ý của người tiêu dùng Việt Nam

Trong khi nhiều nhưng không phải là tất cả, các bộ phận thuộc nền kinh tế sản xuất vẫn tiếp tục hoạt động; thương mại, dịch vụ, khách sạn và du lịch thì bị hạn chế. Năm 2020 Cimgio đã báo cáo rằng đại dịch đã làm giảm thu nhập hàng năm của hộ gia đình trung bình là 12%. Tỷ lệ mất việc làm đã tăng gấp đôi so với năm 2020. Kể từ ngày 1 tháng 7, Cimigo dự đoán tác động sẽ nghiêm trọng hơn so với năm 2020 đối với thu nhập hộ gia đình, ảnh hưởng đến cả tiết kiệm và chi tiêu. Tất cả các khoản chi tiêu tùy ý đang phải được cân nhắc lại.

3. 7/10 người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến vấn đề Covid nhiều nhất.

Một khảo sát của Cimigo về thế hệ kỹ thuật số từ 16 đến 29 tuổi ở khắp nông thôn và thành thị Việt Nam vào tháng 5 năm 2021, cho thấy rằng việc bảo vệ Việt Nam khỏi Covid là mối quan tâm hàng đầu bởi một tỷ lệ lớn.

4.  Người tiêu dùng Việt Nam tìm kiếm mặt hàng giá trị rẻ hơn

Thay đổi hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam thời CovidSự thiếu hụt trong thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam đã làm lệch đi xu hướng cao cấp hóa mang tính lịch sử của hàng tiêu dùng đóng gói. Một trong những thay đổi nổi bật nhất trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam chính là tìm những mặt hàng có giá cả hợp lý hơn để giảm bớt ngân sách gia đình. Kinh doanh hàng tiêu dùng đóng gói sẽ tiếp tục giảm mạnh cho đến hết năm 2021. Hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đang có sự sụt giảm kinh doanh đáng kể, do người tiêu dùng đang tiết kiệm với chi tiêu của họ.

5. Người tiêu dùng Việt Nam trì hoãn việc mua hàng có giá trị cao

Thay đổi hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam thời CovidVào năm 2020, những thay đổi trong cách nhìn của người tiêu dùng Việt Nam đã dẫn đến việc trì hoãn mua mới hoặc thay thếnhững mặt hàng có giá trị cao. Điều này đã tái diễn trở lại khi người tiêu dùng hoãn các giao dịch mua hàng đã lên kế hoạch từ lâu và trì hoãn chúng cho đến khi niềm tin vào sự ổn định thu nhập của họ trở lại. Căn hộ, nhà cửa, xe có động cơ (2 và 4 bánh), đồ gia dụng, thiết bị điện tử và việc mua sắm đồ đạc trong nhà đều bị trì hoãn.

6. Du lịch nội địa Việt Nam và chi tiêu ở ngoài của người tiêu dùng bị ngừng lại

Thay đổi hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam thời CovidNhững thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người Việt là bị ép buộc do họ phải tuân theo lệnh giãn cách xã hội. Du lịch nội địa (một huyết mạch còn lại của ngành du lịch và lữ hành kể từ khi biên giới bị đóng cửa đối với khách du lịch nội địa) không còn dễ dàng nữa. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hướng tới người tiêu dùng đã mất sáu tuần giao dịch vì họ phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt hơn. Người tiêu dùng không có khả năng chi tiêu cho các hoạt động giải trí, ăn uống bên ngoài cũng như không được tận hưởng các dịch vụ spa và làm đẹp.

7. Các nền tảng mua sắm trực tuyến là người hưởng lợi lớn nhất từ những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam

Người hưởng lợi từ những thay đổi trong động thái của người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục là các nền tảng mua sắm trực tuyến. Họ đã mở rộng phạm vi thâm nhập, khối lượng giao dịch và tăng mạnh quy mô “giỏ hàng” trong năm 2020, thúc đẩy doanh số thương mại điện tử ở Việt Nam lên đến 54% vào năm 2020. Điều này diễn ra cùng lúc với Covid chứng tỏ một sự thúc đẩy hữu ích, nó đã giúp các kênh mua sắm trực tuyến xây dựng nên sự quen thuộc của người tiêu dùng, sự tin tưởng và ngay bây giờ là sự phụ thuộc.

8. Hoạt động giao hàng và đặt xe đã được thúc đẩy nhanh nhờ những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đã và đang làm việc tại nhà. Điều này cùng với sự gia tăng chóng mặt trong thương mại điện tử đã thúc đẩy hơn nữa nhu cầu các dịch vụ giao hàng và đặt xe ở, cùng với đó là sự gia tăng số lượng người dùng hiện có lẫn người dùng mới.

Các trò chơi trực tuyến và phát nội dung trực tuyến thông qua YouTube, TikTok và Qiy đều tăng lên khi người tiêu dùng dành ít thời gian ở ngoài hơn và dành nhiều thời gian trên điện thoại thông minh của mình.

9. Ví điện tử được hưởng lợi từ những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam

Mong muốn không tiếp xúc và sự tiện lợi của thanh toán di động ở Việt Nam đang làm giảm nhẹ việc sử dụng tiền mặt khi giao hàng, đây là một động lực mà thanh toán điện tử thực sự cần. Đại đa số người mua hàng thích tiền mặt khi giao hàng vì điều này mang lại cho người tiêu dùng sự kiểm soát nếu sản phẩm không đáp ứng được kỳ vọng.

10. Những thay đổi tạm thời trong hành vi người tiêu dùng Việt Nam

Nhiều sản phẩm tiêu dùng nhanh liên quan đến vệ sinh và ngăn ngừa lây truyền đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch. Chúng bao gồm nước rửa tay, khẩu trang, thậm chí cả xà phòng dạng thanh và nước thông thường, sữa tắm và cả nước súc miệng do tin đồn về việc Covid bám lại trong cổ họng.

Các danh mục sau đây đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc do kết quả của Covid:

  1. Giao đồ ăn và thức uống.
  2. Tích trữ thực phẩm đóng gói dành cho người tiêu dùng trong trường hợp đặt hàng tại nhà.
  3. Thực phẩm chức năng để duy trì sức khỏe và xây dựng khả năng miễn dịch mạnh mẽ hơn
  4. Sách và văn phòng phẩm để giải trí tại nhà và học tập.
  5. Các mặt hàng điện tử để chơi game và giải trí trực tuyến trong nhà
  6. Trang phục thể thao để phục vụ lối sống lành mạnh hơn.

Ngay khi Covid kết thúc thì các danh mục này sẽ đảo ngược trở lại quỹ đạo tăng trưởng điển hình của chúng được thấy lần cuối vào năm 2019.

11. Hãy bắt đầu lập kế hoạch tiếp thị từ bây giờ để chuẩn bị cho sự phục hồi trở lớn

Changes in Vietnamese consumer behaviour

Hãy đọc phương pháp tiếp cận của Cimigo về việc lập kế hoạch tiếp thị để chuẩn bị cho sự phục hồi lớn.  Đại dịch đã buộc phải thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Cuộc sống sẽ không trở lại bình thường, một sự “bình thường mới” sẽ mọc lên với những thói quen và nghi lễ mới. Suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi, một số sẽ là tạm thời nhưng với  những người khác sẽ trở thành vĩnh viễn. Những thay đổi này sẽ cần được nắm bắt nhanh chóng cũng như sản phẩm, giá cả, định vị thương hiệu và các kênh tiếp thị của bạn sẽ cần được điều chỉnh.

Hãy liên hệ với chúng tôi tại ask@cimigo.com nếu bạn cần giúp đỡ.

Báo cáo ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2024

Th12 02, 2024

Số hóa ngành ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2024 – Các xu hướng nổi bật và

PMI Việt Nam tháng 11/2024 – Chỉ số nhà quản trị mua hàng

Th12 02, 2024

Sản lượng tăng, nhưng tốc độ tăng chậm hơn Số lượng đơn đặt hàng mới

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2024

Th10 31, 2024

Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam 2024 Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam 2024 chỉ