Thế hệ số tại Việt Nam

Cimigo
Th2 16, 2022

Báo cáo thế hệ số tại Việt Nam. Vào tháng 5 năm 2021, Cimigo đã thực hiện một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả thành thị và nông thôn) về thế hệ số tại Việt Nam với 1,500 người Việt Nam có độ tuổi từ 16 – 29 và được biết đến là nhóm người hiểu biết về kĩ thuật số.

Tác giả: Bình Đồng, Giám đốc nghiên cứu, Cimigo

4 phút đọc bài.

Kết quả cuộc khảo sát nhằm mục đích khám phá các đặc điểm của thế hệ trẻ Việt Nam trong độ tuổi từ 16-29 và chiếm 21% tổng dân số với 20,225,046 người.

  • Tại sao những người trẻ tuổi từ 16-29 tuổi được gọi là thế hệ số?
  • Quan điểm của họ về gia đình và xã hội?
  • Họ mong đợi và chuẩn bị như thế nào cho nghề nghiệp tương lai?
  • Họ làm gì trong thời gian rảnh rỗi để giải trí?
  • Họ chi tiêu vào việc gì và phương thức thanh toán như thế nào?

Thế hệ số tại Việt Nam là ai?

Sinh ra và lớn lên trong thời đại bùng nổ của Internet, nhóm người trong độ tuổi từ 16-29 có những đặc điểm khác biệt so với các thế hệ trước đây. Cimigo đặt tên cho nhóm người này là thế hệ số tại Việt Nam.

Với xu hướng phát triển của Internet và những tiện ích đi kèm theo nó, thế hệ số tại Việt Nam có xu hướng quen thuộc hơn với điện thoại di động, điện thoại thông minh và các nền tảng trực tuyến. Nhóm người trẻ tuổi này có thể được chia thành 3 nhóm nhỏ:

  • Nhóm 25-29 tuổi: Trải nghiệm Yahoo, điện thoại nhiều tính năng, trang nghe nhạc trực tuyến và có những ngày đầu tiếp cận các nền tảng mạng xã hội.
  • Nhóm 20-24 tuổi: Trải nghiệm điện thoại thông minh và lướt web qua thiết bị di động, quen thuộc với các ứng dụng mạng xã hội.
  • Nhóm 16-19 tuổi: Trải nghiệm sự phát triển của phát song trực tuyến (Livestream), thương mại điện tử, thương mại xã hội và thanh toán không dùng tiền mặt khi mua sắm.

Thế hệ số Việt Nam

Thế hệ số Việt Nam phát triển cùng với sự trỗi dậy của internet và các hoạt động thương mại điện tử. Họ là thế hệ đi đầu trong việc tối đa hóa những tiện ích mà internet và điện thoại thông minh mang lại. Nhận thức của những người thuộc thế hệ này mang tính chất toàn cầu hơn, họ nhạy cảm hơn với các vấn đề xã hội cũng như có những khát khao với sự tiến bộ của nền kinh tế. Hiểu được thế hệ số tại Việt Nam có thể giúp các doanh nghiệp tận dụng mong muốn của họ và tạo nên những cú hích truyền thông mạnh mẽ hơn. Thế hệ số Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế – xã hội Việt Nam trong thập kỉ tới.

Tải báo cáo tại đây

Chênh lệch kĩ thuật số giữa thành thị và nông thôn tại Việt Nam là không đáng kể

Thái độ và mong muốn giữa thế hệ số giữa thành thị và nông thôn là gần như tương đồng. Cuộc sống số của người Việt Nam ở thành thị và nông thôn trong thế hệ số có sự chênh lệch ít hơn nhiều so với những gì người đọc có thể mong đợi. Các nền tảng xã hội được sử dụng tương tự nhau ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam, với tỷ lệ thâm nhập gần như giống nhau đối với các nền tảng hàng đầu. Trong khi người Việt Nam ở thành thị sử dụng trung bình 4.6 nền tảng thì người Việt Nam ở nông thôn sử dụng 4.5 nền tảng.

Tỷ lệ trò chơi trực tuyến trong một tháng qua ở khu vực thành thị là 54% và ở khu vực nông thôn là 41%, tỷ lệ mua sắm trực tuyến trong một tháng qua ở khu vực thành thị là 54% và ở khu vực nông thôn là 43%, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đối với mua sắm trực tuyến của Việt Nam tại thành thị là 42% và ở nông thôn là 31%. Tỷ lệ sử dụng ví điện tử trong một tháng qua cho bất kỳ mục đích nào, bao gồm cả mua sắm trực tuyến, ở khu vực thành thị là 67% và ở khu vực nông thôn là 66% trong một tháng qua.

Các kênh hàng đầu về tin tức là Facebook (85%), YouTube (49%), Zalo (36%) và TikTok (30%), người dân nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào các nền tảng này so với cư dân thành thị. Thế hệ sốở nông thôn có xu hướng sử dụng tin tức và các ứng dụng TV để xem tin tức ít hơn so với thành thị.

Truyền thông và xã hội số Việt Nam đang giúp cho thế giới quan của thế hệ sốở thành thị và nông thôn trở nên gần gũi hơn.

Một thế hệ số Việt Nam lạc quan

 

Thế hệ số lạc quan về việc thành lập một gia đình của riêng họ và sở hữu một ngôi nhà. Ngày càng nhiều người mong muốn có một gia đình nhỏ sống độc lập với phụ huynh, nhưng hơn hết, truyền thống trong việc kết nối với đại gia đình qua bữa tối vẫn được đánh giá cao.

Sự nghiệp, thu nhập, gia đình và nền tảng giáo dục là những yếu tố chính hình thành quan điểm của thế hệ số. Vai trò giữa nam và nữ được nhận thức bình đẳng hơn trong việc đạt được sự độc lập về tài chính.

Tải báo cáo tại đây

Cụ thể hơn, mạng xã hội định hình về góc nhìn thế giới của họ. Thế hệ số tìm kiếm sự độc lập về tài chính, phát triển sự nghiệp và được gia đình yêu thương.

70% khao khát trở thành nhà lãnh đạo trong công việc và chủ sở hữu doanh nghiệp. Phụ nữ tỏ ra lo lắng hơn nam giới, đặc biệt là đối với sự phân hóa xã hội và ổn định thu nhập.

Thế hệ số Việt Nam và các vấn đề xã hội

Thế hệ số quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội. Thế hệ sốquan tâm đến vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Phụ nữ đặc biệt quan tâm đến bình đẳng giới trong khi nhóm tuổi 25 – 29 thì quan tâm sâu sắc đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Hai phần ba thế hệ số quan tâm đến tác động xã hội tích cực. 6 trên 10 mong muốn có tác động tích cực đến cuộc sống của những người kém may mắn và 8 trên 10 mong muốn đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội Việt Nam.

Tải báo cáo tại đây

Giải trí, mạng xã hội và trò chơi điện tử ở Việt Nam

Giải trí là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của thế hệ số tại Việt Nam. Sự lên ngôi của điện thoại thông minh mang đến nhiều cơ hội phát triển cho các nhà phát hành game phục vụ nhu cầu hơn một nửa thế hệ số hàng tuần.

Điện thoại thông minh (49%) và máy tính (30%) là hai trong số những thiết bị được cộng đồng kỹ thuật số sử dụng nhiều nhất để tham gia game, trong khi đấu trường trực tuyến nhiều người chơi (MOBA), trò chơi bắn súng và cuộc chiến hoàng tộc (battle royale) là phổ biến nhất trong thế hệ số hôm nay.

Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

47% thế hệ số tại Việt Nam mua sắm trực tuyến, với tần suất trung bình 3,5 lần mỗi tháng. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ (55%) và khu vực thành thị (54%). 3 danh mục mua sắm trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam là thời trang (57%), mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân (24%) và phụ kiện điện tử (21%). Shopee (69%), Facebook (32%), Lazada (32%) và Tiki (16%) là những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam trong thế hệ số.

Tải báo cáo tại đây

Mua sắm trực tuyến và sự gia tăng của thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam

64% người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam sử dụng tiền mặt khi giao hàng (COD). 22% người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam sử dụng chuyển khoản ngân hàng và 13% sử dụng ví điện tử. Ví điện tử Momo chiếm 51% thị phần ví điện tử dùng để mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, tiếp theo là Shopee pay (15%) và ZaloPay (11%). Thị phần còn lại được phân bổ đồng đều cho hơn 40 nhà cung cấp khác như Moca / GrabPay, BankPlus, ViettelPay, v.v.

Tỉ lệ sử dụng ví điện tử trong một tháng qua cho bất kỳ mục đích nào, bao gồm cả mua sắm trực tuyến, đạt đến 66% thế hệ số của Việt Nam trên toàn quốc.

Mạng xã hội ở Việt Nam ngày càng đa dạng

Facebook (85%), Youtube (72%) và Zalo (65%) là 3 nền tảng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Tiktok (52%) được sử dụng bởi hơn một nửa thế hệ số tại Việt Nam. Trung bình mỗi cá nhân sử dụng 4-5 nền tảng mạng xã hội như một phương tiện để giải trí, kết nối bạn bè và là nơi để thể hiện bản thân.

Tải báo cáo tại đây

 

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2024

Th10 31, 2024

Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam 2024 Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam 2024 chỉ

Chiến lược marketing Tết thành công

Th8 13, 2024

Chiến lược marketing Tết thành công nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng trong dịp

Báo cáo ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2024

Th10 10, 2024

Khám phá tương lai của ngành ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2024 Ngành ngân hàng